Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến 70% độ bền, tuổi thọ của các sản phẩm nội thất. Nói cách khác, để có được những món đồ cao cấp, sang trọng với thời gian sử dụng lâu dài, các nhà sản xuất phải chú trọng và đảm bao ngay từ khâu tuyển chọn nguyên vật liệu, sấy khô và tẩm ướp phụ gia bảo quản… Vậy một quy trình sơ chế gỗ đạt chuẩn bao gồm những bước nào và yêu cầu cụ thể ra sao? Mời bạn cùng Cơ Khí Hồng Ký tìm hiểu nhé!
Gỗ ở trạng thái tự nhiên chứa một lượng nước lớn nên độ ẩm rất cao. Nguồn nước này sẽ làm ảnh hưởng đến trạng thái và tính chất của gỗ. Bởi vậy việc sơ chế gỗ tự nhiên là bước bắt buộc trước khi chế biến (Gia công) thành các sản phẩm nội thất.
Quá trình sơ chế gỗ tự nhiên sẽ giúp ổn định kích thước, hạn chế tối đa các vấn đề về mối mọt, ẩm mốc. Thuận tiện cho việc bảo quản cũng như kéo dài tuổi thọ của gỗ. Giúp quá trình hoàn thiện, gia công đồ nội thất thuận tiện và đảm bảo chất lượng cao hơn. Đặc biệt, việc saya gõ sẽ làm giảm trọng lượng và giúp các đơn vị giảm bớt chi phí vận chuyển.
Sau khi sấy, gỗ có thể được đưa vào chế biến ngay, tuy nhiên lúc này các tính năng của chúng chưa cao. Do đó không thể chống chịu được điều kiện thời tiết khắc nghiệt như mưa gió, nắng nóng, ẩm mốc hay tác động mạnh của ngoại lực. Bởi vậy sẽ cần tiến hành thêm các công đoạn ngâm tẩm dung dịch bảo quản.
Sau khi hoàn tất quá trình sơ chế theo tiêu chuẩn, gỗ sẽ đạt chất lượng quy định và được chuyển qua khâu chế biến, gia công. Dưới tác động của các máy móc như phay, bào, đánh giáp… gỗ sẽ phát sinh ra bụi. Tuy nhiên, việc sơ chế, tẩm sấy trước đó sẽ làm giảm tối đa lượng bụi từ gỗ, tránh gây ảnh hưởng đến đường hô hấp, mắt của công nhân. Đồng thời hạn chế bám trên bề mặt, đảm bảo chất lượng sản phẩm hoàn thiện.
Nhìn chung, mục đích và ý nghĩa của quy trình sơ chế gỗ nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
Sơ chế gỗ tự nhiên là bước bắt buộc nhằm đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nội thất sau khi hoàn thiện. Việc bỏ qua hay thiếu sót bất kỳ khâu nào theo tiêu chuẩn cũng sẽ làm ảnh hưởng đến độ bền cũng như làm tăng nguy cơ mối mọt, cong vênh. Bởi vậy, các xưởng gỗ, công nhân cần chú ý thực hiện đầy đủ quy trình sơ chế thảo 5 bước tiêu chuẩn sau đây:
Những khúc gỗ sau khi được di chuyển từ rừng về sẽ có đặc điểm, chất lượng và kích thước khác nhau. Do đó, cần tiến hành chọn lọc, kiểm tra và phân loại theo từng tiêu chuẩn nhất định. Tốt nhất, bạn nên phân loại chúng thành các nhóm gỗ đẹp, gỗ tầm trung, gỗ kém chất lượng để phục vụ cho từng mục đích khác nhau. Trong đó, gỗ chất lượng sẽ không bị nứt nẻ hay có dấu hiệu nứt vỡ, nấm mốc.
Sau khi đã hoàn tất quá trình phân loại, bắt đầu sử dụng các loại máy cưa lọng để xẻ gỗ thành các phôi gỗ theo kích thước tiêu chuẩn. Điều này sẽ thuận tiện, giảm bớt chi phí khi vận chuyển về xưởng, nhà máy chế biến.
Tại nhà máy chế biến có đầy đủ máy móc, thiết bị hỗ trợ. Do đó quá trình cưa gỗ thành những tấm ván mỏng tùy theo mục đích sử dụng sẽ thuận tiện và đơn giản hơn.
Các tấm ván mỏng sau khi phơi khô sẽ được đưa vào máy ép để định dạng kích thước chuẩn. Quá trình này có tác dụng nâng cao độ chắc chắn, bền chặt cũng như khả năng chịu lực tốt. Từ đó giúp kéo dài tuổi thọ cho các sản phẩm nội thất từ gỗ tự nhiên.
Các nhà máy có thể để gỗ khô tự nhiên dưới ánh mặt trời. Tuy nhiên, việc để khô tự nhiên này sẽ mất khá nhiều thời gian chờ đợi, làm ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất.
Bởi vậy tốt nhất các nhà máy nên đầu tư thêm hệ thống sấy,vừa tiết kiệm thời gian lại đảm bảo chất lượng, dễ dàng điều chỉnh độ ẩm theo tiêu chuẩn từ 12% đến 15%.
Cụ thể, quy trình này sẽ bao gồm các khâu phơi phô, xử lý và tẩm sấy bằng các chất phụ gia với mục đích rút bớt lượng nước tự nhiên còn tồn đọng trong thân gỗ. Nhờ đó giúp hạn chế các nhược điểm như dễ cong vênh, nứt vỡ khi thời tiết thay đổi hay môi trường khắc nghiệt như nắng nóng, gió lớn. Đồng thời giảm nguy cơ nứt vỡ do tác động bởi ngoại lực mạnh.
Để có được những tấm gỗ đẹp, không thể thiếu bước chà nhám gỗ, mài mịn, đánh bóng bề mặt. Công nhân có thể sử dụng và vận hành máy chà nhám gỗ hoặc giấy ráp để tiến hành. Sau đó dùng khăn khô sạch để lau bụi và mùn cưa. Khi thực hiện công đoạn này, công nhân cần lưu ý sử dụng trang bị bảo vệ sức khỏe, tránh bụi bay vào mắt, hít qua đường hô hấp làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Khi đã có các tấm gỗ đạt kích thước chuẩn được đánh bóng mài mịn, tiếp tục tiến hành bước cuối cùng là phủ sơn. Đây là khâu rất quan trọng trong quy trình sơ chế gỗ tự nhiên, quyết định đến 70% độ bền của sản phẩm sau này.
Dây chuyền công nghệ sơn phủ phải đạt chuẩn theo quy định với máy móc hiện đại, sơn nhập khẩu châu Âu. Tất cả phải đáp ứng được các đặc tính không mùi, không màu, thân thiện với môi trường và không gây hại cho sức khỏe.
Nhờ đó giúp giữ được nguyên vẹn màu sắc hài hòa, mùi hương dễ chịu, tôn lên được vẻ đẹp đích thực của gỗ tự nhiên và an toàn cho người dùng. Đồng thời tạo độ bóng, bắt mắt hơn cũng như chống trầy xước, mài mòn và tăng khả năng chống chịu nước hiệu quả.
Quy trình sơ chế gỗ tự nhiên đạt chuẩn, hiện đại sẽ mang lại cốt gỗ có tính ổn định, cứng chắc, không bị mối mọt, cong vênh hay nứt vỡ do tác động của thời tiết, ngoại lực tác động. Đây cũng chính là “bí quyết” mang lại độ bền và tuổi thọ dài lâu cho các sản phẩm nội thất tự nhiên. Để làm được điều này, các phân xưởng, nhà máy chế biến gỗ cần đầu tư dàn máy móc tiên tiến theo tiêu chuẩn châu Âu do Cơ Khí Hồng Ký cung cấp. Vừa giúp mang lại chất lượng cao cho từng sản phẩm lại tiết kiệm tối đa công sức, thời gian trong từng công đoạn.
Thông tin liên hệ
Công Ty Cổ Phần Cơ Khí Hồng Ký
Nhà máy: Ấp 4, xã Hữu Thạnh, Huyện Đức Hòa, tình Long An
Văn phòng: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM
Website: hongkywoodworking.com
Địa chỉ: Ấp 4, xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hoà, tỉnh Long An
Nơi giao dịch: 38 Tây Lân, KP7, Phường Bình Trị Đông A, Quận Bình Tân, TPHCM
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ HỒNG KÝ.
GPĐKKD số 1101181435 do Sở KHĐT Long An cấp.